
SAN HÔ

San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau.
Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
Một “đầu” san hô thực tế được tạo từ hàng ngàn cá thể polip có cấu tạo gen giống hệt nhau, mỗi polip chỉ có dường kính vài milimet. Sau hàng ngàn thế hệ, các polip này để lại một khung xương là đặc trưng về loài của chúng.
Xem thêm: ĐÁ SAPPHIRE: KHÁI NIỆM, THÀNH PHẦN, ĐẶC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG
Mỗi đầu san hô phát triển nhờ sự sinh sản vô tính của các polip. San hô còn sinh sản hữu tính bằng các giao tử, được giải phóng đồng thời trong một thời kì từ một đến vài đêm liên tiếp trong kì trăng tròn.
Thành phần | CaCO3 và các chất hữu cơ. |
Hệ tinh thể | Ba phương |
Độ trong suốt | Đục, không thấu quang |
Dạng quen | Dạng cành cây |
Độ cứng Mohs | 3 – 4 |
Tỷ trọng | Màu trắng và màu đỏ: 2,60 – 2,70 |
Cát khai | Không |
Vết vỡ | Không đều, lỗ chỗ; giòn |
Biến loại (màu sắc) | Đỏ, hồng, trắng, đen, lơ, vàng. |
Màu vết vạch | Trắng |
Ánh | Ánh sáp |
Đa sắc | Không |
Chiết suất | Màu trắng và màu đỏ:1,486 – 1,658 |
Lưỡng chiết và dấu quang | Màu trắng và màu đỏ: – 0,172 → – 0,160 |
Biến thiên chiết suất | Không |
Phát quang | Yếu; màu tím |
Phổ hấp thụ | Không đặc trưng |
Tổng hợp và xử lý | Tổng hợp: San hô chưa được con người tổng hợp.
Xử lý: San hô được xử lý bằng phương pháp nhuộm màu, phương pháp nhiệt và chiếu xạ. |

Những nơi phân bố chính: San hô được tìm thấy dọc bờ tây Địa Trung Hải, trong biển Đỏ, vịnh Biscay, các đảo Canary, quần đảo Malaysia, nhóm đảo Midway, Nhật Bản và Hawai.

Nguồn Sưu tầm
[…] Xem thêm: SAN HÔ […]