
Đặc điểm của đá opal
Tên khoa học: Opal
Tên tiếng Việt: Opan
Công thức hóa học: SiO2.nH2O
Nhóm: Silicat
Tinh hệ: Vô định hình
Màu sắc: Tất cả các màu sắc
Độ cứng Mohs: 5 – 6,5; Opan quý có độ cứng từ 5,5 – 6,5
Tỷ trọng: 1,98 – 2,50; Loại Opan quý thường có tỷ trọng trong khoảng 2,1 – 2,2 (tỷ trọng của Opan thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước trong thành phần).
Chiết suất: 1,37 – 1,52
Lưỡng chiết: Không
Vết vỡ: Vỏ sò
Đa sắc: Không
Phát quang: Opan trắng: phát màu trắng; phớt lơ, phớt lục, phớt nâu.
Opan lửa: phát màu phớt lục đến nâu
Cát khai: Không
Màu vết vạch: Trắng.
Ánh: Thủy tinh
Độ trong suốt: Trong suốt đến không thấu quang (đục)
Dạng quen: Tập hợp dạng thận hoặc quả nho
Phổ hấp thụ: Không đặc trưng
Biến loại màu sắc: Opal là khoáng vật có màu tự sắc, bình thường chúng không màu nhưng do lẫn các tạp chất mang màu, nhất là Fe và một số tạp chất mang màu khác nên chúng có các màu khác nhau vàng, nâu, đỏ, lục và đen. Opal quý thường có màu sặc sỡ như cầu vồng.
Ánh: Thủy tinh tới bán thủy tinh. Loại Opal thường thông thường có ánh nhựa.
Xem thêm bài viết: ALEXANDRITE – ĐÁ ĐỔI MÀU THEO ÁNH SÁNG

Lịch sử và truyền thuyết của đá Opal.
– Opal bắt nguồn từ tiếng La Mã Opalus, diễn tả một vẻ đẹp đặc biệt của loại đá quý này: có màu sặc sỡ.
– Opal là một báu vật trong thời Trung Cổ và người Hy Lạp gọi là ophthalmios, nghĩa là đá mắt, do nhiều người tin rằng đá này giúp tăng thị lực. Một số khác lại nghĩ rằng Opal giúp cho người đeo nó có thể trở nên vô hình. Có người còn cho là Opal giúp giữ tóc màu vàng không bị bạc.

– Opal là những đá chính trên các trang sức của vương triều Pháp. Vua Napoleon đã tặng cho hoàng hậu Josephine một viên Opal đẹp sáng màu đỏ tươi, có tên là “Cháy Đỏ Thành Troy”.
– Vào thế kỷ 19, Opal bị xem là vật xui xuất phát từ một tiểu thuyết nổi tiếng một thời của nhà văn người Scotland là ngài Walter Scott. Trong truyện, nữ nhân vật chính gắn sức sống dựa vào viên đá Opal xinh đẹp mà cô ấy cài trên mái tóc và khi viên Opal mất đi ánh lửa thì cô gái cũng qua đời.
– Opal là một trong các đá mừng sinh nhật trong tháng 10 ở Mỹ.
Nguồn gốc của đá Opal.

– Nguồn Opal quan trọng nhất là Úc vì là nơi sản xuất Opal nhiều nhất và đẹp nhất. Địa phương nổi tiếng có Opal đen là Lightning Ridge.
– Opal lửa là Opal gốc núi lửa, trong suốt, có màu vàng sáng đến đỏ, được khai thác ở Mexico, thường được mài giác. Opal lửa hiếm khi thể hiện lóe màu sặc sỡ.
– Opal lửa cũng có ở bang Oregon, Mỹ.

– Người ta hay mài Opal theo dạng ovan cabochon. Opal trắng thường được mài theo kích cỡ quy định, còn Opal đen nào có giá trị sẽ được mài theo hình dáng để làm sao cho lóe màu sặc sỡ tối đa mặc dù dạng ovan là được ưa thích hơn cả.
Nguồn: Sưu tầm